Hoạt động tài chính


Bất cứ một quyết định tham gia đầu tư, hoạt động tài chính nào cũng đều ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển, sinh tồn của các công ty, doanh nghiệp. Để hiểu hơn về hoạt động tài chính, mọi người hãy cùng Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Quản lý Tài sản Trần Hoàng tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây. Hoặc liên hệ trực tiếp đến 0243 207 9965 để nhận tư vấn nhé!

Hiểu về hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là các giao dịch khác nhau liên quan đến việc di chuyển dòng tiền giữa công ty và các nhà đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ nợ để đạt được mục tiêu về kinh tế và sự tăng trưởng dài hạn, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả hiện có trên bảng cân đối kế toán; Các hoạt động này có thể được phân tích thông qua nguồn tiền từ phần tài chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tổ chức/doanh nghiệp/công ty.

Nói 1 cách dễ hiểu, hoạt động tài chính đề cập đến hành động huy động tiền hoặc trả lại số tiền huy động được của những người quảng bá hoặc chủ sở hữu của công ty để phát triển và đầu tư vào các tài sản như mua máy móc mới, thuê thêm lực lượng lao động, mở văn phòng mới,…. Các giao dịch này thường là 1 phần của chiến lược tăng trưởng dài hạn và do đó ảnh hưởng đến tài sản và nợ dài hạn của công ty.

Các hoạt động giao dịch liên quan đến việc luân chuyển nguồn tiền và các khoản tương đương tiền giữa công ty/doanh nghiệp và các nguồn tài chính của công ty, tức là các nhà đầu tư và chủ nợ đối với các khoản nợ phi kinh doanh như các khoản vay dài hạn, trái phiếu phải trả,…. Dòng tiền từ các hoạt động tài chính là các khoản tiền mà công ty/doanh nghiệp sử dụng hoặc chi trả để tài trợ cho các hoạt động của mình. Đây là 1 trong 3 phần trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, 2 phần còn lại là hoạt động điều hành và đầu tư.

hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính

Một số VD về dòng tiền từ các hoạt động tài chính

  • Phát hành trái phiếu (dòng tiền dương)
  • Bán CP (cổ phiếu) quỹ (dòng tiền dương)
  • Khoản vay từ 1 tổ chức tài chính (dòng tiền dương)
  • Trả nợ các khoản vay hiện có (dòng tiền âm)
  • Mua CP quỹ (dòng tiền âm)
  • Mua lại CP hiện có (dòng tiền âm)
  • Tiền từ CP mới phát hành (dòng tiền dương)
  • Trả cổ tức bằng tiền mặt cho người sở hữu CP (dòng tiền âm)
  • Mua lại trái phiếu (dòng tiền âm) 

ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NHANH  NHẤT

Điện thoại: 0243 207 9965 – 0928 558 228

Email: tranhoangcapital@gmail.com –  Webste: tranhoangjsc.com

Các hoạt động trên có thể có hoặc không sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, chỉ những hoạt động liên quan, ảnh hưởng đến tiền mặt mới được báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Các hoạt động không ảnh hưởng đến tiền mặt gọi là các hoạt động tài trợ không dùng tiền mặt. Chúng bao gồm việc chuyển đổi nợ thành cổ phiếu phổ thông hoặc giải phóng trách nhiệm bằng cách phát hành 1 trái phiếu phải trả. Các hoạt động tài chính của 2 doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu của doanh nghiệp. 

Dòng tiền dương từ các hoạt động tài chính có thể cho thấy ý định mở rộng và tăng trưởng của công ty/doanh nghiệp. Khi tiền chảy vào nhiều hơn tiền chảy ra, số tiền dương cho thấy tài sản kinh doanh của công ty/doanh nghiệp tăng lên. Mặt khác, dòng tiền âm từ hoạt động tài chính có thể báo hiệu sự cải thiện vị thế thanh khoản của công ty/doanh nghiệp và cũng cung cấp thông tin về chính sách cổ tức của công ty/doanh nghiệp.

hoạt động tài chính
Dòng tiền trong doanh nghiệp

Các dịch vụ hoạt động tài chính tại Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Quản lý Tài sản Trần Hoàng

Đầu tư phát sinh hàng hóa

Hàng hóa phái sinh (HHPS) là hình thức giao dịch mà khi các nhà đầu tư tiến hành việc mua bán 01 khối lượng hàng hóa ở 01 mức giá đã được xác định và việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như: khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hóa, thời hạn đến hạn,.. đều sẽ được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định.

Ưu điểm khi đầu tư phát sinh hàng hóa

yes Về tính pháp lý: Hoạt động đầu tư được Bộ Công Thương cấp phép theo Thông tư số 51. Trong thị trường đầu tư HHPS, tất cả các sàn giao dịch cần phải đăng ký thành viên với Sở giao dịch hàng hóa VN, được niêm yết tại Danh sách thành viên.

yes Về bản chất: Sản phẩm HHPS là công cụ được sinh ra với mục đích phòng ngừa rủi ro cho sự biến động về giá trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi các nhà đầu tư tham gia vào giao dịch, đầu tư sẽ rất dễ dàng thu được lợi nhuận.

yes Về mức độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sx nên sự biến động về giá không quá thấp so với thời điểm mua vào và tăng không quá cao dựa theo quy luật cung và cầu. Nhờ đó, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi tham gia đầu tư. Ngoài ra, thị trường HHPS được kết nối liên thông với các sở giao dịch trên toàn thế giới, nên việc 1 cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp nào đó thao túng về giá là điều gần như không xảy ra.

yes Về hình thức giao dịch: Cơ chế giao dịch mua bán hai chiều, khớp lệnh tức thời (T+0) giúp cho nhà đầu tư có thể nắm bắt những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa T biến động của thị trường dù thị trường tăng hay giảm.

yes Về lợi nhuận: Trong thị trường hàng hóa phái sinh biên độ lợi nhuận là rất cao và không giới hạn. Bởi vì, nếu đang trong một xu hướng tăng và nhà đầu tư vào lệnh mua thì giá sẽ càng tăng, lúc đó lợi nhuận sẽ càng lớn.

yes Tính thanh khoản cao: Thị trường hàng hóa VN liên thông với thị trường hàng hóa quốc tế của hơn 50 quốc gia, tạo thành một thị trường với quy mô lớn và tính thanh khoản lên tới 5000 tỷ USD/ngày.

yes Linh hoạt về thời gian: Với đặc thù giao dịch liên tục 24/24, các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình khung giờ giao dịch hàng hóa phái sinh phù hợp nhất.

Đầu tư chứng khoán

Chứng khoán là chứng từ có giá trị dài hạn hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với nguồn vốn hoặc tài sản của đơn vị phát hành. Căn cứ theo khoản 1 Điều 4, Luật Chứng khoán năm 2019 quy định chứng khoán là tài sản, bao gồm:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
  • Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký
  • Chứng khoán phái sinh
  • Các loại chứng khoán khác được Chính phủ quy định, ban hành.

Mã chứng khoán (Ticker Symbol) là tập hợp các ký tự, thường là các chữ cái viết hoa, được sắp xếp theo thứ tự riêng, liệt kê công khai trên sàn chứng khoán. Khi các doanh nghiệp/công ty niêm yết chứng khoán công khai trên sàn, sẽ chọn 01 mã ký tự đại diện cho cổ phiếu, để các nhà đầu tư có thể sử dụng trong giao dịch. Theo đó, mỗi chứng khoán giao dịch trên sàn sẽ có 01 mã duy nhất là đại diện. Đây là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch tài chính thống nhất.

hoạt động tài chính
Đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán chính là việc nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua mã chứng khoán từ công ty phát hành hoặc thực hiện những giao dịch mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Đầu tư vào mã chứng khoán không có nghĩa là phải nắm giữ cổ phiếu mãi mãi, mà nó là cách để kiếm được lợi nhuận từ chứng khoán.

Quý khách có nhu cầu tham gia vào các hoạt động tài chính hãy liên hệ ngay đến Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Quản lý Tài sản Trần Hoàng để nhận tư vấn và hợp tác nhé!